Khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ?
Các nội dung chính[Ẩn]
- Lợi ích trẻ nhận được nếu mẹ bổ sung DHA đúng liều lượng:
- Khi nào nên bổ sung Dầu cá Omega 3 (DHA) cho trẻ?
- Thực phẩm giàu Omega DHA cho trẻ
- Bổ sung DHA cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Nhiều mẹ biết tầm quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhưng không biết khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ là phù hợp nhất để con hấp thụ DHA một cách tốt nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc khi nào thì chúng ta cần bổ sung dầu cá Omega DHA cho trẻ.
Lợi ích trẻ nhận được nếu mẹ bổ sung DHA đúng liều lượng:
- Trẻ được cung cấp DHA, EPA từ dầu cá sẽ đạt được nhịp độ phát triển nhanh hơn 2 tháng so với những trẻ khác cùng trang lứa.
- Thúc đẩy não bộ phát triển toàn diện, tăng khả năng nhận thức và chỉ số IQ cho trẻ
- Trẻ tăng cường miễn dịch, ít bị mắc các bệnh về nhiễm trùng.
- Giảm được nguy cơ mắc các bệnh về vú và tuyến tuyền liệt.
- Hạn chế mắc các bệnh lý tự miễn như eczema, viêm da dị ứng, hen phế quản,…
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về phát triển cũng như hành vi sau này.
Khi nào nên bổ sung Dầu cá Omega 3 (DHA) cho trẻ?
3 mốc quan trọng phát triển trí não của trẻ
BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM cho biết: sự phát triển trí não ở trẻ có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn bào thai - giai đoạn đầu phát triển trí não trẻ
Ngay từ tuần thứ 5, não bộ và tủy sống của thai nhi đã dần hình thành và đến tuần thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển. Dần dần, mẹ cảm nhận được sự thay đổi của trẻ thông qua thai máy.
Vào tháng thứ 5, lúc này các tế bào thần kinh được tạo ra với tốc độ ấn tượng, khoảng 250 000 tế bào thần kinh mỗi phút, đồng thời kết nối với nhau một cách mạnh mẽ. Việc này giúp cho các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. 3 tháng cuối thai kỳ, vỏ não bắt đầu xuất hiện nhiều nếp gấp và trẻ có được khả năng nhìn, nghe và nhận biết ngôn ngữ một cách sơ khai.
- Từ 0 – 2 tuổi, trí não trẻ phát triển vượt trội, chiếm 80% trọng lượng não bộ người trưởng thành
Mẹ có biết ở giai đoạn này có hơn 1 000 tỷ kết nối giữa các tế bào thần kinh với nhau được hình thành. Não bộ trẻ diễn ra nhiều biến chuyển quan trọng. Những vùng não liên quan đến ngôn ngữ, ghi nhớ, nghe và nhìn đặc biệt phát triển mạnh, là tiền đề quan trọng để bé tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi về sau.
Vì thế, ở giai đoạn này bố mẹ cần tập trung vào việc phát triển khả năng tư duy ở trẻ bằng cách tương tác với trẻ nhiều: hát, đọc truyện, nói chuyện, chơi với trẻ, cho con khám phá nhiều đồ vật xung quanh...
- Từ 2 – 6 tuổi - giai đoạn phát triển khả năng tư duy
Sau 2 năm đầu đời, từ năm thứ 3 bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn và đến năm 6 tuổi cấu trúc của não đã gần như hoàn thiện.
Khi biết được giai đoạn trí não trẻ phát triển thì mẹ sẽ biết cần làm gì giai đoạn này. Bổ sung Omega 3 DHA cho trẻ là điều mà bất kỳ người mẹ cũng cần làm cho trẻ.
Câu trả lời chính là bổ sung DHA vào các giai đoạn quan trọng để phát triển hoàn thiện trí não. Cụ thể ngoài giai đoạn trong bụng mẹ, giai đoạn bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi thì giai đoạn đầu đời từ 1 – 8 tuổi đặc biệt quan trọng, đây là giai đoạn then chốt phát triển não bộ.
Chính vì vậy, việc mẹ bổ sung Omega 3 DHA trong giai đoạn mang thai, trẻ trong những năm đầu đời trẻ cần được bổ sung DHA đầy đủ để phát triển trí não, thị giác và sức khỏe tổng thể suốt cuộc đời.
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề tốt hơn ở 9 tháng tuổi, tăng 7 điểm chỉ số phát triển trí tuệ ở 18 tháng tuổi, hệ hô hấp khỏe mạnh hơn khi trẻ được 3 tuổi, tăng 6 điểm IQ ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi và tăng 8,3 điểm chỉ số IQ ở trẻ 8 – 9 tuổi.
Bổ sung đúng và đủ DHA trong giai đoạn quan trọng giúp hình thành phát triển não bộ cũng như thị giác của trẻ. Bổ sung DHA cho trẻ có rất nhiều cách, mẹ có thể nghiên cứu và lựa chọn để bổ sung DHA cho trẻ.
Thực phẩm giàu Omega DHA cho trẻ
Cá
Cá là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là các loại cá béo. Bạn có thể tìm mua các loại cá béo như: Cá bơn, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá hồi biển...
Cá hồi là thực phẩm nổi tiếng về hàm lượng Omega 3. Ngoài ra, cá hồi cũng giàu protein, magiê, kali, niacin, vitamin B-12 và vitamin A. Mẹ có thể chế biến cá hồi vào bữa ăn cho bé hoặc làm dầu cá hồi cho bé ăn cùng các món ăn hàng ngày.
Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa tăng cường omega-3 và sữa chua có thể là những lựa chọn phù hợp. Hiện tại có nhiều sữa công thức dành cho trẻ nhỏ chứa a-xít béo omega-3 DHA vì một số nghiên cứu cho rằng nó hỗ trợ sự phát triển não bộ.
Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin B6, vitamin E và Omega 3. Giúp tăng trí nhớ, giảm cholesterol xấu. hãy ăn một nắm hạnh nhân mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đè về tim mạch.
Với hạnh nhân, bé lớn mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp, còn đối với bé nhỏ mẹ cho bé ăn bằng cách xay hạt làm sữa hạnh nhân rấ t tốt cho sự phát triển của bé.
Còn rất nhiều loại thực phẩm khác mẹ có thể tìm hiểu và đưa vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Bổ sung DHA cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu cần lượng DHA ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ là khác nhau. Theo khuyến nghị của Viện Y khoa Hoa Kỳ, hàm lượng DHA cần bổ sung cho trẻ như sau:
- Đối với mẹ mang thai và cho con bú cần: 200 mg DHA/ngày để cung cấp đủ nhu cầu của thai nhi
- Trẻ 0 – 12 tháng tuổi hàm lượng DHA 17 mg/100 kcal từ thực phẩm bổ sung là tối ưu. Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồi cung cấp DHA dồi dào cho trẻ.
- Trẻ từ 1 đến 8 tuổi cần 70 – 100 mg DHA/ngày.
Thực tế tại Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, và lượng cung cấp DHA cho trẻ em Việt Nam hiện nay chỉ đạt 35% – 50% mức khuyến cáo của thế giới. Do đó, các bậc phụ huynh cần có kiến thức để bổ sung DHA cho con đúng giai đoạn và đúng cách.
Mẹ thấy đấy, việc bổ sung DHA cho trẻ rất quan trọng, vì DHA ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển trí não của trẻ. Mẹ nghĩ xem, sẽ thật tuyệt với nếu con thông minh, học giỏi, thành đạt phải không? Vậy thì việc "đầu tư" cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời sẽ thật sự cần thiết đối với mỗi người làm cha làm mẹ.