Canxi hữu cơ là gì? Canxi hữu cơ khác gì canxi vô cơ?
Canxi hữu cơ hiện đang là cái tên được nhắc đến nhiều với khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt, không gây lắng đọng ở thận. Vậy canxi hữu cơ là gì? Có điểm gì khác biệt so với canxi vô cơ? Bài viết dưới đây của nhà thuốc uy tín hơn 35 năm sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc trên.
Canxi hữu cơ là gì?
Đúng như tên gọi, canxi hữu cơ được cấu thành bởi ion canxi và các hợp chất hữu cơ (citrate, gluconate,...). Canxi hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên, có trong động vật hoặc thực vật. Vì ở dạng liên kết với hợp chất hữu cơ nên dễ hòa tan, dễ hấp thu.
Sự khác nhau giữa canxi hữu cơ và canxi vô cơ
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa canxi hữu cơ và canxi, chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin về canxi vô cơ.
Tương tự như canxi hữu cơ, canxi vô cơ cũng được cấu thành bởi ion canxi nhưng thay vào đó là kết hợp với các gốc vô cơ, ví dụ như carbonat (-CO3). Được tạo ra bởi các phản ứng hóa học hoặc chiết xuất từ vỏ trai, vỏ sò, vỏ trứng,...
Đa phần canxi vô cơ có hàm lượng canxi nguyên tố cao hơn nhưng ít tan, khó hấp thu và khó đào thải.
Vỏ sò chứa hàm lượng canxi carbonat cao
Qua đó, có thể thấy canxi vô cơ và canxi hữu cơ có sự khác biệt rõ nét về cấu tạo, giữa canxi hữu cơ và canxi vô cơ còn có nhiều điểm khác biệt khác, chi tiết được đề cập qua bảng bên dưới.
Điểm khác biệt | Canxi hữu cơ | Canxi vô cơ |
Mùi vị | Mùi vị dễ chịu, dễ uống | Mùi ngái, tanh, khó uống |
Sinh khả dụng | Dễ hấp thu, sinh khả dụng cao | Hấp thu kém, sinh khả dụng thấp |
Nguy cơ lắng đọng canxi | Không bị dư thừa, lắng đọng, giảm tình trạng sỏi thận, sỏi bàng quang | Nguy cơ lắng đọng, dư thừa cao |
Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa | Không gây nóng trong, táo bón. | Dễ gây nóng trong, táo bón và các vấn đề về tiêu hóa |
Tác dụng phụ ở phụ nữ có thai | Khả năng hấp thu tối ưu của canxi hữu cơ làm giảm nguy cơ vôi hóa và giảm thiểu sự cản trở hấp thu của Sắt, Acid Folic | Bổ sung sai cách gây lắng đọng canxi ở bánh rau, giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi có thể khiến thai nhi chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng. |
Nhận xét: Canxi hữu cơ mang nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng canxi hữu cơ gây lên các rủi ro về mặt sức khỏe. Dù là hữu cơ hay vô cơ, sử dụng liều lượng cao và kéo dài vẫn có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch. Nhiều trường hợp tự ý bổ sung, không tuân thủ hướng dẫn có thể gây buồn nôn, khát nước, tiểu nhiều, rối loạn nhịp tim. Nặng có thể gây sốc phản vệ, khó thở, lú lẫn, mất ý thức.
Vì vậy khi sử dụng bất kỳ một chế phẩm bổ sung canxi nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn.
Lưu ý nên bổ sung canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn để canxi được hấp thu tốt nhất, hạn chế bổ sung vào buổi tối vì có thể gây lắng đọng ở thận. Không sử dụng canxi với sữa hoặc thực phẩm giàu sắt vì có thể làm giảm hấp thu canxi.
Hướng dẫn nhận biết canxi hữu cơ và canxi vô cơ
Sau khi tìm hiểu về canxi hữu cơ chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy băn khoăn không biết sản phẩm bản thân và gia đình đang sử dụng là canxi hữu cơ hay canxi vô cơ. Cách đơn giản để phân biệt hai loại trên là dựa vào thành phần canxi ghi nhãn. Dưới đây là một số loại canxi vô cơ và canxi hữu cơ phổ biến trên thị trường.
Canxi vô cơ
- Canxi carbonat (Calcium carbonate): đây là dạng muối canxi được sử dụng phổ biến, thường có nguồn gốc từ vỏ động vật biển, vỏ trứng, ốc sên, ngọc trai.
- Canxi clorid (Calcium chloride): phổ biến trong các thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Canxi phosphat (Calcium phosphate).
Canxi hữu cơ
- Canxi gluconat (Calcium gluconate): thường được tìm thấy ở mật ong và trái cây. Canxi gluconat tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong cấp cứu.
- Canxi hydroxyapatite: tương thích sinh học với cơ thể, hydroyapatit là khoáng chất có trong xương và răng của con người.
- Canxi citrate (Calcium citrate): muối canxi của axit citric
- Canxi citrate malate (Calcium citrate malate): muối canxi của axit citric và axit malic
- Canxi lactate (Calcium lactate): không mùi, có nguồn gốc từ axit lactic
- Canxi chelate (Calcium chelate, Ca EDTA)
- Canxi lactat gluconat (Calcium lactate gluconate)
- Canxi caseinate (Calcium caseinate)
- Canxi glucoheptonate (Calcium glucoheptonate)
- Calci ascorbat (Calcium ascorbate)
Cách bổ sung canxi hữu cơ
Có 2 cách để bổ sung canxi hữu cơ hiệu quả:
- Bổ sung canxi hữu cơ từ nguồn thực phẩm giàu canxi: Sữa, bơ, phô mai, tôm, cua, cá hồi, cá mòi, các loại hạt, quả hạch, rau có màu xanh đậm, cam quýt,...
- Sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi hữu cơ khi chế độ dinh dưỡng chưa cung cấp đủ cho cơ thể.