Cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu và phòng tránh ngộ độc rượu
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bạch Mai, khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.
(Ảnh minh họa).
- Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.
- Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.
- Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua...
- Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
- Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt...
Cách phòng tránh ngộ độc rượu:
- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên và vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.
- Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.
- Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc mệt.
- Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.
FB: https://www.facebook.com/quaythuochoaphuong?mibextid=ZbWKwL
Zalo OA: