5 Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả nhất
Các nội dung chính[Ẩn]
- 1. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi
- 2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách làm ẩm mũi cho bé
- 3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)
- 4. Sử dụng tinh dầu cho trẻ
- 5. Các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ
Chắc mẹ cũng biết, khi trẻ còn quá nhỏ hay chớm nghẹt mũi thì đều hạn chế sử dụng thuốc. Vì nếu cho trẻ sử dụng thuốc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để giúp con dễ thở, bớt nghẹt mũi mẹ có thể áp dụng 4 cách dưới đây, vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho bé.
Một trong những cách an toàn nhất và hiệu quả nhất để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là với nước muối xịt hoặc nhỏ mũi. Những thứ này mẹ có thể mua dễ dàng ở tiệm thuốc tây với chi phí rất rẻ.
1. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi
Nếu dùng thuốc nhỏ, bạn nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để làm lỏng các chất nhầy bên trong. Sau đó, sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút nước mũi để rút nước muối và chất nhầy. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.
Dùng nước muối (nếu mùa đông các mẹ nên ngâm lọ nước muối trong chén nước ấm để làm ấm nước muối), sau đó nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để dịch bên trong mũi loãng ra. Sau đó dùng dụng cụ y tế hút chất nhầy bên trong mũi ra. Lưu ý nên lấy hút mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon giấc hơn, tránh hút sau khi trẻ ăn vì có thể làm trẻ trớ.
Nước muối sinh lý là lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ, ngoài ra những loại nước muối có bổ sung thêm một số dược chất mẹ không nên tự ý sử dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách làm ẩm mũi cho bé
Để làm ẩm mũi cho trẻ, mẹ có thể áp dụng những cách: Dùng máy hóa hơi hoặc máy làm ẩm phun sương. Tuy nhiên mẹ cần sử dụng đúng cách, miễn sao khoảng cách giữa máy làm ẩm cách xa chỗ trẻ. Tốt nhất mẹ nên để sương có thể bay đến chỗ của bé trong khi ngủ hoặc khi con chơi. Để tránh tình trạng ẩm mốc, bạn nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước.
3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)
Đối với những trẻ đã và đang ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nước lọc ấm. Và trong bữa ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn súp gà. Các nghiên cứu cho thấy, súp gà có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh: đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi, sốt...
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn bổ dưỡng cho trẻ: trà hoa cúc, nước ép trái cây, canh... mẹ lưu ý là trong thời gian con bị nghẹt mũi thì đồ ăn và nước uống của con nên để ấm nhé.
4. Sử dụng tinh dầu cho trẻ
Khi trẻ có các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, viêm xoang, viêm mũi dị ứng mẹ thấm vài giọt Tinh dầu vào bông gòn (hoặc giấy ăn) để cách mũi trẻ khoảng 2-3cm rồi hít ngửi. Ngoài ra, có thể bôi tinh dầu vào yếm hay khăn quàng cổ ở trẻ.
Để tăng hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị nặng, bôi tinh dầu thêm vào gan bàn chân, gan bàn tay, lưng và ngực trẻ. Lưu ý tránh để trẻ dụi mắt khi đang bôi tinh dầu.
Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn tinh dầu thiên nhiên an toàn và phù hợp với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Một số loại tinh dầu có thể dùng cho trẻ là tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp,...
5. Các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ
Ngoài những cách trên mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ:
- Đối với những trẻ đã cứng cáp, mẹ đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ. Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn mọi ngày, vì nước sẽ giúp chất nhẩy ở mũi loãng hơn.
- Đối với trẻ đã lớn hơn chút thì mẹ có thể dậy trẻ cách xì mũi ra ngoài bằng cách mẹ làm mẫu cho con học theo. Đặt tờ giấy trước lỗ mũi của mẹ để khi xì mũi con nhìn thấy có luồng không khí di chuyển.
- Chườm ấm lên tai: Lấy khăn thấm nước ấm đặt ở hai tai trong khoảng 15 phút để giảm nghẹt mũi. Vì hai bên tai có những dây thần kinh có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ ngăn ra và giúp thông lỗ mũi.
Và điều quan trọng hơn, trước khi áp dụng phương pháp nào thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.
Và nếu trẻ có triệu chứng nghẹt mũi ngày một nặng thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp. Tránh việc trẻ nghẹt mũi lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mẹ nhé.