Làm gì khi nghi ngờ trẻ dậy thì sớm?
Dậy thì sớm bao gồm các biểu hiện: Tuyến vú bắt đầu phát triển ở trẻ gái và tăng kích thước thể tích tinh hoàn ở trẻ trai. Ngoài ra, có thể có các biểu hiện như: Tăng nhanh chiều cao, có lông mu, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi tính khí, mùi cơ thể…Tại sao trẻ dậy thì sớm?Dậy thì sớm gồm có hai nhóm:
- Dậy thì sớm trung ương: Tức là có sự trưởng thành của trục bao gồm ba bộ phận là trung tâm chỉ huy dậy thì ở não – tuyến yên (nơi sản xuất hormone kích thích hoàng thể tố (LH) để chỉ huy buồng trứng và tinh hoàn sản xuất hormone sinh dục) – tuyến sinh dục là tinh hoàn ở trẻ trai và buồng trứng ở trẻ gái.
- Dậy thì sớm ngoại biên: Tức là các biểu hiện dậy thì không phải do kết quả chỉ huy của trung tâm dậy thì ở não, mà do nguyên nhân tại buồng trứng như u nang buồng trứng ở trẻ gái, các nguyên nhân tại thượng thận ở trẻ trai như u vỏ thượng thận, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh gây sản xuất thừa hormone nam của thượng thận ở trẻ trai, u tinh hoàn.
Ngoài hai nhóm trên thì còn có nhóm phát triển sớm tuyến vú hoặc mọc lông sinh dục sớm, nhưng là sự khác biệt của bình thường chứ không phải bệnh lý.
Đa số là vô căn, có thể do di truyền, hiếm gặp hơn là do u não (hay gặp hơn ở trẻ trai), các bất thường não bẩm sinh, tổn thương hệ thần kinh trung ương như chấn thương, nhiễm trùng. Tuy không hẳn là nguyên nhân, nhưng một số điều kiện có liên quan đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ bao gồm: Các trẻ gái có khả năng dậy thì sớm cao hơn gấp 10 lần so với các trẻ trai. Đôi khi đột biến gen kích hoạt giải phóng hormone giới tính có thể dẫn đến dậy thì sớm. Thông thường tình trạng này xảy ra đối với những trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em mắc các vấn đề về di truyền tương tự.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ dậy thì sớm ở các bé gái, tuy vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng trực tiếp. Béo phì dường như không liên quan đến dậy thì sớm đối với các bé trai. Tại Hoa Kỳ hiện đang có sự gia tăng những trẻ dậy thì sớm của bình thường và bệnh dậy thì sớm có thể liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em, đây là một lý do để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Tăng chiều cao thường là dấu hiệu hay gặp ở trẻ dậy thì sớm. Ảnh minh hoạ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Nếu nghi ngờ trẻ đang có dấu hiệu bệnh dậy thì sớm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nội tiết nhi để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra các chỉ số như: Đo chiều cao, cân nặng của trẻ; Xét nghiệm có thể được chỉ định: Chụp X-quang xương cổ tay của trẻ để tìm hiểu xem xương có đang phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của trẻ hay không; siêu âm buồng trứng và tử cung xem có phát triển nhiều hơn so với mức độ của trẻ cùng tuổi. Các xét nghiệm hormone tĩnh và động để đánh giá mức độ bài tiết hormone LH của tuyến yên.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cần chụp thêm 1 số hình ảnh X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân dậy thì sớm. Các xét nghiệm được lựa chọn do các các bác sĩ chuyên khoa quyết định dựa trên việc thăm khám cho trẻ.
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Trong nhiều trường hợp việc xác định nguyên nhân có thể gặp nhiều khó khăn, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi tình trạng của trẻ trong vòng vài tháng. Điều trị thường xuyên và chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị của trẻ.
Việc điều trị sẽ dừng lại khi trẻ được 10 - 11 tuổi hoặc sớm hơn tùy theo từng trẻ. Khi dừng điều trị, hormone sinh dục được cơ thể sản xuất trở lại và quá trình dậy thì bình thường sẽ bắt đầu. Kinh nguyệt bắt đầu hoặc có trở lại sau 12 đến 18 tháng ngừng điều trị ở trẻ gái, trẻ trai vẫn có sự sản xuất tinh trùng bình thường.
Fb : https://www.facebook.com/quaythuochoaphuong?mibextid=ZbWKwL
Zalo OA :