Chào mừng bạn đến với cửa hàng Quầy Thuốc Hòa Phượng!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Quầy thuốc Hòa Phượng

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?

Thứ Bảy, 18/02/2023
nguyễn thi phượng

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?

Các nội dung chính[Ẩn]

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không là băn khoăn của bất cứ bệnh nhân nào khi có vết thương hở lớn, hoặc phải dùng tới các phương pháp phẫu thuật. Cùng Hòa hượng tìm hiểu nhé !

Phương pháp khâu thẩm mỹ trong y khoa

Khâu vết thương có tác dụng đóng miệng vết thương sát lại với nhau, để đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn chặn sự nhiễm trùng đối với vết thương lớn và hở rộng. Ngày nay với trình độ y học ngày càng phát triển thì ngoài việc xử lý vết thương để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ còn chú trọng tới tính thẩm mỹ sau khi vết thương lành bằng phương pháp khâu thẩm mỹ.

Đây là phương pháp thực hiện mũi khâu trong da, các mũi khâu liên tục được các bác sĩ thực hiện trong lớp bì ngay sát dưới lớp biểu bì, chỉ khâu được neo ở một đầu của vết mổ bằng một nút thắt chỉ to. Phương pháp này thường áp dụng cho những vết mổ hoặc vết thương sạch, vùng da vết mổ không dễ bị căng, co kéo như vùng bụng, vùng mặt, vùng bẹn…

Ưu điểm của khâu thẩm mỹ là không có sẹo chân chỉ sau khi lành, hầu hết đều dùng chỉ tự tiêu nên giá trị thẩm mỹ mang lại rất lớn, hầu như không có sẹo trên bề mặt da được khâu.

Tuy nhiên, giống như bất cứ vết thương hở nào, các vết khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào độ rộng của vết thương và việc chăm sóc vết thương sau hậu phẫu.

Phương pháp khâu thẩm mỹ trong y khoa

Phương pháp chăm sóc vết khâu thẩm mỹ khoa học, đề phòng biến chứng xấu gây sẹo

Bất kỳ vết thương dù lớn, hay nhỏ sau khi đã được xử lý bác sĩ đều sẽ có những chỉ định cụ thể đối với việc chăm sóc người bệnh. Bản thân người bệnh và người chăm sóc cần nghiêm túc thực hiện theo đúng những chỉ dẫn y khoa đó.

Những việc cần làm

Thực hiện việc vệ sinh, thay băng vết thương, uống thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ điều trị, chú ý thời gian rút chỉ khi vết khâu dùng chỉ không tiêu.

Thực hiện chế độ đa dạng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày với việc bổ sung trong khẩu phần ăn ít nhất 200gr các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt động vật, trứng, sữa, hải sản, các loại hạt họ đậu, ngũ cốc… Protein tổng hợp thành các chất cần thiết sản sinh ra mô, cơ làm lành vết thương.

Ngoài ra người bệnh còn cần bổ sung thêm nhiều các thực phẩm chứa sắt, vitamin B12 và axit folic, đây là những thành phần cấu thành nên máu. Máu có tác dụng vận chuyển protein đến vết thương, bạch cầu và đại thực bào trong máu còn giúp dọn sạch các vi khuẩn ở miệng vết thương, phòng tránh nhiễm trùng. Sắt, B12, axit folic có nhiều trong thịt bò, huyết, các lại hạt đậu đỗ, các loại rau xanh…

Bên cạnh đó người bệnh cũng bổ sung nhiều vitamin C và các chất khoáng như kẽm, selen có nhiều trong các trái cây họ cam, các loại rau có màu xanh sẫm, các loại hạt đậu… Các vi khoáng này này có tác dụng thúc đẩy sự tổng hợp của Protein thành các tài liệu cần thiết để làm lành vết thương.

Phương pháp chăm sóc vết khâu thẩm mỹ khoa học, đề phòng biến chứng xấu gây sẹo

Sau 7- 21 ngày tùy vết thương, miệng vết thương có hiện tượng khô miệng, đóng vẩy bắt đầu dùng kem trị sẹo giữ ẩm, kháng viêm, thúc đẩy tăng sinh cơ mô làm lành da. Việc bôi kem trị sẹo sớm giúp giảm đến 80% hiện tượng sẹo xấu trên da.

Trong quá trình vết khâu lành và tái tạo lại người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để hỗ trợ cơ thể làm lành vết thương, bên cạnh đó cũng cần nghiêm túc thực hiện những điều nên tránh để vết thương lành nhanh nhất, hạn chế sẹo tốt nhất.

Những điều nên tránh

Không hút thuốc lá vì khói thuốc lá làm thay đổi cấu trúc hóa học của các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ hàn gắn vết thương trở nên bám dính, khó di chuyển đến vị trí cần chữa thương khiến vết thương khó lành. Hơn nữa, khói thuốc còn khiến vết sẹo bị sùi lên do các nguyên bào sợi bị dồn tụ quá nhiều ở mép vết thương.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia. Những thí nghiệm trên chuột của các nhà khoa học tại ĐH Loyola ở TP Maywood thuộc bang Illinois, Mỹ công bố trên tạp chí Alcoholism cho biết, rượu bia làm giảm đáng kể số lượng tế bào macrophage chuyên dọn sạch vi khuẩn và các mảnh vỡ ở vết thương. Chính vì vậy uống rượu bia thường làm vết khâu khó lành hơn bình thường và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh ánh nắng trực tiếp để hạn chế tăng sinh sắc tố melanin hình thành sẹo thâm bằng cách mặc quần áo dài, che lại phần vết khâu vừa thực hiện, nhưng vẫn cần có độ thông thoáng nhất định.

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ sâu vết thương, cách chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng, cắt chỉ đúng hẹn, dùng kem trị sẹo đúng thời điểm, chế độ ăn uống đảm bảo, thực hiện nghỉ ngơi khoa học. Những chú ý này không chỉ dừng ở các vết khâu thẩm mỹ, mà còn áp dụng chung cho tất cả những vết thương hở lớn nhỏ trên bề mặt da để tránh hiện tượng sẹo xấu.

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan