Chào mừng bạn đến với cửa hàng Quầy Thuốc Hòa Phượng!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Quầy thuốc Hòa Phượng

12 Cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh

Thứ Tư, 22/02/2023
nguyễn thi phượng

12 Cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh

Các nội dung chính[Ẩn]

Như mẹ cũng biết, đề kháng của trẻ rất kém đặc biệt là trẻ sơ sinh, chính vì thế việc phòng cúm cho trẻ khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh rất quan trọng. Dưới đây là 12 cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ giúp trẻ luôn khỏe mạnh, hạn chế bị ốm . Cùng Hòa Phượng tìm hiểu nhé

Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở trẻ em

Đôi khi cha mẹ vẫn bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của bệnh cảm cúm và lầm tưởng con yêu chỉ bị lạnh thông thường nên vô tình khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Theo như thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ em sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau:

- Sốt

- Ho

- Bị ớn lạnh

- Nhức đầu

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Ăn không ngon miệng

- Mệt mỏi

- Đau tai

- Đau họng

- Chảy nước mũi

- Đau, nhức cơ bắp

- Có thể bị tiêu chảy

- Người mệt mỏi

5 nguyên tắc vàng giúp phòng bệnh cảm cúm cho trẻ

Mẹ cần đảm bảo 5 nguyên tắc dưới đây để giúp con phòng bệnh cảm cúm hiệu quả:

1. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên

Theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng là từ 6 tháng đến 8 tuổi. Thời điểm tiêm tốt nhất để tiêm phòng cúm cho trẻ là đầu tháng 10 âm hàng năm.

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên

2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.

3. Vệ sinh sạch sẽ tay, chân cho trẻ

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con cũng là cách giúp con tránh xa những mầm bệnh. Luôn vệ sinh sạch sẽ tay chân trẻ mẹ nhé.

4. Hạn chế đưa con đến nơi đông người 

Với hệ miễn dịch còn non yếu lại chưa được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cần thiết, việc đưa trẻ nhỏ, nhất là các bé mới sinh ra ngoài chơi là “thử thách” không phải mẹ nào cũng dám thử. Nhưng liệu việc đi dạo bên ngoài có thực sự đem đến những mối nguy rình rập?

5. Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Trong những ngày thời tiết giao mùa này mẹ cần chú ý trẻ, theo dõi thường xuyên thân nhiệt trẻ, mặc ấm cho trẻ để trẻ không bị lạnh. Tuy nhiên mẹ không nên ủ ấm trẻ quá mức tránh làm bé bị ra mồ hôi, vì khi bị ra mồ hôi rất dễ bị cảm lạnh. Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Đi tất khi ngủ là một thói quen tốt mà mẹ nên tập cho bé. Khi đi ngủ, mẹ cần đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của bé.

12 Cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh

1. Luôn giữ nhiệt độ phòng ở 27-28 độ C

Đảm bảo đúng nguyên tắc này, cha mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.

2. Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ

Theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng là từ 6 tháng đến 8 tuổi.

3. Trẻ bú sữa mẹ

Chắc nhiều mẹ cũng biết, sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được bú mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn những trẻ không được ăn sữa mẹ.

Chính vì thế, mẹ hãy cố gắng cho con ăn sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời nhé. Sữa mẹ chứa kháng thể sẽ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Ngay cả khi trẻ bị bệnh, kém ăn thì mẹ vẫn nên duy trì nguồn sữa mẹ để tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn, giúp trẻ chiến đấu với bệnh dễ dàng hơn, bé nhanh khỏe hơn.

12 Cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh

4. Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc

Cha mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho bé như sau:

- Ngày ăn đủ 3 bữa

- Đi ngủ sớm

- Dậy sớm đúng giờ

5. Rửa tay súc miệng sau khi đi từ ngoài về

- Trẻ từ khoảng 1 tuổi cần rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về nhà.

- Đến độ tuổi đi học, các trường học cũng nên giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và súc miệng sau mỗi buổi dạo chơi công viên. Thậm chí sau khi đến trường, trẻ còn có ý thức tự giác tự ra bồn rửa tay rồi mới vào lớp.

- Đối với các cha mẹ muốn đón bé sau giờ học, họ cũng cần tuân thủ quy định đứng trước cửa lớp nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn và phát tán bụi vào cho các con.

- Việc cắt móng tay của các bé cũng được chú trọng để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.

6. Chú trọng các đồ dùng cá nhân

Mỗi bé đến tuổi đi mầm non đều được cha mẹ chuẩn bị 1 bộ đồ dùng cá nhân gồm 1 chiếc khăn lau tay, cốc, thìa, nĩa, 2-3 cái khăn ăn, yếm (cho trẻ dưới 3 tuổi), 2 bộ quần áo, và 4-5 cái bỉm (nếu bé vẫn cần dùng). Sau mỗi buổi học, cha mẹ sẽ được nhận lại bộ đồ dùng này để giặt rửa và mang đồ mới đến cho con vào ngày hôm sau.

7. Vận động nhiều vào buổi sáng và bổ sung nước đầy đặn

- Vào buổi sáng tại các trường mầm non, các bé sẽ được tham gia các trò chơi vận động cũng như đi dạo để tăng cường sức khỏe.

- Sau khi hoạt động mạnh, bé cũng cần được rèn luyện thói quen tự bổ sung nước cho cơ thể.

8. Cho trẻ vận động phù hợp theo lứa tuổi

Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe hơn, tăng cường thể lực. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, con sẽ khỏe mạnh hơn, hạn chế ốm vặt.

Ở mỗi lứa tuổi của con, mẹ có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp cho con. Với những bé trai, mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: bơi lội, đạp xe, bóng rổ... Với những bé gái mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: bơi lội, cầu lông, học nhảy...

Với những bộ môn thể thao này, không cần nhiều, mỗi tuần chỉ cần 2-3 buổi mẹ nhé.

9. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và làm ổn định tế bào da. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, dầu cá…

10. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C chứa nhiều trong những loại rau, hoa quả như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải, và những loại rau màu vàng và xanh khác…

Đặc biệt, loại vitamin này còn giúp giảm stress cực tốt, phù hợp với những mẹ bị áp lực khi nuôi dạy con.

11. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B giúp gây cảm giác thèm ăn và có nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối…

12. Bổ sung thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ

Nếu trẻ biếng ăn, mẹ có thể tham khảo và cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm giúp trẻ tăng sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể tham khảo tại các địa chỉ uy tín để được các dược sỹ tư vấn và cho bé nhà mình sử dụng.

Khi nào mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay khi bé có những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường, bởi vì với cơ thể còn quá non yếu, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm thanh khí quản, viêm phổi hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác.

Mẹ cần theo dõi bé và gọi ngay cho bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau:

- Trẻ đi tiểu ít

- Trẻ sốt cao hơn 38,9 độ C trong một ngày.

- Trẻ sốt quá 3 ngày không hạ

- Mắt trẻ có màu đỏ hoặc màu vàng kèm theo nhiều rỉ mắt.

- Ho hơn 1 tuần không khỏi.

- Nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.

Trên đây là một số kinh nghiệm, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan